2007/05/31

Nguyên lý hoạt động của hộp số tự động

Nếu bạn đã từng điều khiển một chiếc ôtô số tự động, chắc chắn bạn sẽ nhận ra hai điều khác biệt rõ ràng giữa một chiếc xe số tự động và chiếc xe sử dụng số cơ khí gài bằng tay.

Sự khác biệt giữa hộp số tự động và hộp số tay

Trên hộp số tự động, bạn sẽ không tìm thấy bàn đạp ly hợp và cũng không có cần chuyển số (1, 2, 3, 4..). Bạn chỉ cần thao tác duy nhất là đưa cần chọn số vào nấc D (drive), sau đó mọi thứ đều là tự động.

Cả hộp số tự động (với bộ biến mô-men) và hộp số cơ khí (với ly hợp ma sát khô) đều có chức năng giống nhau, nhưng về nguyên lý làm việc lại hoàn toàn khác nhau. Và nếu tìm hiểu sâu, chúng ta sẽ thấy hộp số tự động thực hiện những điều vô cùng kinh ngạc.

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về hộp số tự động. Chúng ta sẽ bắt đầu với điểm mấu chốt của toàn bộ hệ thống: bộ bánh răng hành tinh. Sau đó chúng ta xem cách các chi tiết của hộp số được lắp ghép như thế nào, chúng làm việc ra sao và cuối cùng hãy thảo luận về một số vấn đề phức tạp liên quan đến điều khiển hộp số tự động.

Cũng giống như hộp số cơ khí, nhiệm vụ chính của hộp số tự động là cho phép tiếp nhận công suất động cơ ở một phạm vi tốc độ nhất định nhưng cung cấp theo phạm vi tốc độ lớn hơn ở đầu ra.

Hộp số sử dụng các bánh răng để lợi dụng hiệu quả mô-men của động cơ và giúp động cơ cung cấp cho bánh xe vùng tốc độ phù hợp nhất theo các chế độ tải trọng và theo ý muốn của người điều khiển.

Sự khác biệt chủ yếu giữa hộp số tự động và hộp số cơ là hộp số cơ thay đổi việc gài các bánh răng ăn khớp với nhau để tạo nên giá trị tỷ số truyền khác nhau giữa trục sơ cấp (nối liền với động cơ) và trục thứ cấp (nối liền với trục truyền ra các cầu chủ động). Trong khi ở hộp số tự động thì khác hẳn, bộ bánh răng hành tinh sẽ thực hiện tất cả những nhiệm vụ phức tạp đó.

Nguyên lý làm việc của bộ truyền bánh răng hành tinh

Khi nhìn vào bên trong một hộp số tự động, bạn thấy có sự sắp đặt thành từng phần riêng rẽ ở từng không gian hợp lý. Trong số những thứ đó, bạn thấy:

- Một bộ truyền bánh răng hành tinh.

- Một bộ phanh đai dùng để khoá các phần của bộ truyền bánh răng hành tinh.

- Một bộ gồm ba mảnh ly hợp ướt làm việc trong dầu dùng để khoá các phần của bộ truyền.

- Một hệ thống thuỷ lực để điều khiển các ly hợp và phanh đai

- Một bộ bơm bánh răng lớn để luân chuyển dầu truyền động trong hộp số.

Quan trọng nhất trong hệ thống là bộ truyền bánh răng hành tinh. Việc đầu tiên là chế tạo ra chúng có các tỷ số ăn khớp khác nhau và sau đó là giúp cho chúng hoạt động như thế nào. Một hộp số tự động bao gồm các bộ truyền bánh răng hành tinh cơ sở nhưng được kết hợp thành một khối trong hộp số.

Bất cứ bộ truyền bánh răng hành tinh cơ sở nào cũng có ba phần chính:

- Bánh răng mặt trời (S)

- Các bánh răng hành tinh và giá bánh răng hành tinh (C)

- Vành răng ngoài (R)


Đầu vàoĐầu raBị khóa đứng yênCông thức tínhTỷ số truyền
ASun (S)Planet Carrier (C)Ring (R)1 + R/S3.4:1
BPlanet Carrier (C)Ring (R)Sun (S)1 / (1 + S/R)0.71:1
CSun (S)Ring (R)Planet Carrier (C)-R/S-2.4:1
Khi khoá hai trong ba thành phần lại với nhau sẽ khoá toàn bộ cơ cấu thành một khối (tỷ số truyền là 1:1). Chú ý rằng danh sách tỷ số đầu tiên ở trên (A) là số truyền giảm – tốc độ trục thứ cấp (đầu ra) nhỏ hơn tốc độ trục sơ cấp (đầu vào). Thứ hai (B) là số truyền tăng – tốc độ trục thứ cấp lớn hơn tốc độ trục sơ cấp. Cuối cùng cũng là số truyền giảm, nhưng chiều chuyển động của trục sơ cấp ngược với trục thứ cấp, tức là số lùi.

Một bộ truyền bánh răng cơ sở này có thể thực hiện các tỷ số truyền khác nhau mà không cần gài ăn khớp hay nhả khớp với bất cứ bánh răng khác. Với hai bộ truyền bánh răng cơ sở ghép liền, chúng ta có thể nhận được 4 tốc độ tiến và một tốc độ lùi. Chúng ta sẽ bàn về hai bộ truyền bánh răng cơ sở ghép liền ở phần sau.

Hộp số tự động ghép liền này cũng là một bộ truyền bánh răng hành tinh, gọi là bộ truyền hành tinh kép, cấu trúc giống như bộ bánh răng hành tinh đơn nhưng cấu trúc là hai bộ bánh răng hành tinh kết hợp lại. Nó có một vành răng ngoài luôn gắn với trục thứ cấp của hộp số, nhưng nó có hai bánh răng mặt trời và hai bộ bánh răng hành tinh.

Hãy xem hình sau:


by xe360.com

2007/05/30

Phong trào chơi siêu xe tại Việt Nam

Chưa đầy một tháng, hai thương hiệu hàng siêu xe hàng đầu thế giới Lamborghini và Ferrari đã có mặt tại Việt Nam, dù mới chỉ dừng lại ở xe cũ.

Ngày 25/5, giới mê xe Việt Nam lại xôn xao vì sự xuất hiện của chiếc Ferrari 360 Spider mui mềm tại Sài Gòn, đúng 20 ngày sau khi chiếc Lamborghini đầu tiên xuất hiện. Mang màu bạc chứ không phải màu đỏ truyền thống, 360 Spider thuộc đời 2004, năm cuối cùng Ferrari còn sản xuất nó.

Ferrari 360 Spider tại Sài Gòn. Ảnh: Otosaigon.

360 Spider là phiên bản xe mui mềm của mẫu 360 Modena mà Ferrari sản xuất từ 1999 đến 2004, sau khi thay thế bằng F430. Có độ dài cơ sở 2.600 mm, 360 Spider lớn hơn 40 mm so với Lamborghini Gallardo. Tuy nhiên, về sức mạnh 360 Spider không thể sánh với Gallardo do chỉ trang bị động cơ 3,6 lít (chính vì thế nó có tên 360), công suất 400 mã lực trong khi của Gallardo là 5,0 lít, 500 mã lực.

Nếu Lamborghini Gallardo làm bất ngờ giới mê xe vì khó ai tin rằng một chiếc xe gầm thấp đến thế lại được nhập về Việt Nam, thì sự xuất hiện của Ferrari là cả một vấn đề khó khăn. Hãng xe Italy không sản xuất hàng loạt như Lamborghini làm với Gallardo. Việc tìm mua được một chiếc 360 Spider không phải dễ dàng, bởi giống như nhiều sản phẩm khác của Ferrari, nó luôn được dân chơi xe và các đại lý săn lùng.

Cặp đôi Lamborghini Gallardo và Ferrari Spider. Ảnh: Otosaigon

Theo số liệu của trang mua bán xe cũ cars.com, tính trên toàn nước Mỹ hiện có khoảng 300 xe 360 Spider cũ được rao bán. Giá của một chiếc đời 2004 thấp nhất không dưới 140.000 USD.

Như vậy, chỉ còn thiếu Rolls-Royce nữa là đường phố Việt Nam có đủ các thương hiệu xe sang trọng bậc nhất thế giới, từ Maybach, Bentley tới Lamborghini, Aston Martin hay Ferrari. Thấp cấp hơn các hãng xe kể trên là dòng thể thao hạng sang như Porsche, Jaguar.

Siêu xe sang trọng Bentley Continental Flying Spur tại Việt Nam.
Ảnh: T.N.

Trong thời gian tới, theo giới kinh doanh ôtô, sẽ có thêm một chiếc Ferrari nữa cập cảng Việt Nam. Chiếc xe thứ hai này thuộc loại F430, ở đẳng cấp cao hơn 360 Spider. Đến thời điểm này, ít nhất có khoảng 10 chiếc siêu xe có mặt tại Việt Nam.

Trong số đó, nhiều nhất là Bentley với không dưới 3 chiếc lăn bánh tại Sài Gòn và một chiếc ở Hà Nội. Trong 4 xe Bentley có một chiếc Continental Flying Spur do công ty Tradoco nhập về TP HCM đầu năm 2007, trang bị động cơ 6 lít và sản xuất 2006.

by Vnexpress

2007/05/29

Những hình ảnh đầu tiên của Triển lãm ôtô Thượng Hải 2007

Ngày 20/4, triển lãm ôtô Thượng Hải 2007 (triển lãm quốc tế ôtô và công nghệ sản xuất ôtô lần thứ 12) đã chính thức khai mạc. Triển lãm sẽ diễn ra trong 9 ngày (từ 20 đến 28/4) và có sự xuất hiện của khá nhiều mẫu xe mới của các hãng xe nổi tiếng thế giới.

Sau đây, mời các bạn chiêm ngưỡng một số hình ảnh mới nhất tại triển lãm lần này.

Khách tham quan đang chiêm ngưỡng chiếc Ryuga của Mazda tại triển lãm Thượng Hải, ngày 21/4/2007

Một khách tham quan triển lãm chụp ảnh chiếc Ryuga Mazda

Một phụ nữ chụp ảnh bên chiếc Mini Cooper mới

Cô người mẫu xinh đẹp bên một mẫu xe mới của Ford

Mercedes Benz V12 Biturbo tại triển lãm

Tham dự triển lãm Thượng Hải, hãng xe của nước chủ nhà, Chery đã mang đến một chiếc A1 tuyệt đẹp cùng cô người mẫu hết sức duyên dáng

Và đây là một mẫu xe khác cũng của Chery, chiếc A6CC

Chiếc MG7 với tông màu huyền bí đã thu hút được sự chú ý của nhiều khách tham quan triển lãm

Còn đây là chiếc Kia Kue

By AnDan Motor Car site